Tin tức

Bệnh Thận Trong Thai Kỳ

09/01/2020

Nếu thai phụ bị mắc bệnh thận trong thai kỳ mà không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến tình trạng tiền sản giật,sảy thai, sinh non,…

Nếu mẹ có tiền sử bị bệnh thận thì trong quá trình mang thai cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

1.      Ảnh hưởng của bệnh thân đối với thai kỳ

Bệnh thận trong thai kỳ có thể làm tăng khả năng nhiễm độc, nhiễm trùng, suy thận và tăng những biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, tăng huyết áp, sảy thai, sinh non,…

2.      Chế độ dinh dưỡng cho thai phụ bệnh thận

–          Lượng nước đưa vào cơ thể phụ thuộc vào mức độ đào thải của thận (tùy giai đoạn tiến triển của bênh). Lượng nước: 1,5-2 lít mỗi ngày. Gồm nước lọc, sữa, nước canh, súp, từ trái cây…

–          Nên ăn nhạt ở mức có thể: hạn chế dùng thêm nước chấm trên bàn ăn, giảm gia vị mặn nêm nếm tùy mức độ suy thận (giảm muối, nước mắm, bột ngọt, hạt nêm, nước tương,…)

–          Nên ăn đủ những thực phẩm chứa chất bột đường, ưu tiên nhất là ngũ cốc thô, khoai, bắp, đậu, miến dong, bột sắn dây

–          Nên ăn có mức độ các thực phẩm giàu đạm như thịt nạc, cá, tôm, trứng, sữa, đậu hũ…theo lời khuyên của bác sĩ.

–          Cá biển nên luộc rồi bỏ nước luộc cho bớt muối

–          Các loại rau có hàm lượng đạm thấp nên ăn được nhiều khoảng ½-1 chén mỗi bữa ăn chính. Không uống nhiều nước luộc rau

–          Có thể uống sữa dành cho phụ nữ mang thai hàng ngày

–          Nên ăn 2 loại trái cây mỗi ngày với lượng vừa phải. hạn chế ăn rau và quả chin khi có kali máu cao

–          Hạn chế ăn thức ăn nhiều muối như dưa muối, cà muối, mắm, cá khô, xúc xích, xông khói, đồ hộp, chả lụa,…

Nguồn: Tài liệu truyền thông sức khỏe – Bệnh thận trong thai kỳ – Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc