Tin tức

Những Điều Cần Biết Về Nhiễm Trùng Hậu Sản

11/09/2021

1. Nguyên nhân gây nhiễm trùng hậu sản

– Vết thương do sinh mổ hoặc do rạch tầng sinh môn khi sinh thường không được vệ sinh và chăm sóc cẩn thận.

– Quá trình chuyển dạ kéo dài dẫn đến việc kiểm tra âm đạo nhiều lần trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh.

– Tử cung bị ảnh hưởng bởi việc loại bỏ nhau thai thủ công do nhau thai không thể tự tống ra ngoài mà lưu lại trong tử cung đến hơn 30 phút sau sinh.

– Viêm vú do vi khuẩn xâm nhập vào vùng núm vú đang bị tổn thương.

– Nhiễm trùng các cơ quan khác như buồng trứng, cổ tử cung, đường tiết niệu…

2. Các triệu chứng nhiễm trùng hậu sản phổ biến

– Chảy máu quá nhiều hay có mùi hôi từ âm đạo

– Ít hoặc không chảy máu sau khi sinh

– Sưng vùng cơ quan sinh dục ngoài

– 1 hoặc 2 bên vú có cảm giác đau

– Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, khó chịu

– Chân nóng hoặc đi lại yếu ớt

– Có vấn đề về đường hô hấp

– Có triệu chứng giống cúm hoặc sốt cao

– Gặp khó khăn khi đi tiểu, nước tiểu tối màu

– Đau đầu dữ dội

3. Cách phòng ngừa nhiễm trùng hậu sản

– Chăm sóc vết thương đúng cách, rửa tay khi tiếp xúc với vết thương

– Vệ sinh vùng sinh dục đúng cách

– Lựa chọn loại băng vệ sinh phù hợp

– Nhận biết các dấu hiệu bất thường của cơ thể

4. Cách điều trị nhiễm trùng hậu sản

Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nhiễm trùng hậu sản, cách tốt nhất để điều trị chính là đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định làm các kiểm tra cần thiết, từ đó sẽ quyết định phương pháp điều trị nhiễm trùng sau sinh thích hợp.

Đừng lo lắng, hầu hết các nhiễm trùng sau sinh có thể được điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên xem nhẹ nhiễm trùng hậu sản.